Tin thị trường

5 loại năng lượng tái tạo phổ biến trên thế giới

Năng lượng tái tạo đang thay thế dần các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống, mang đến những hy vọng về việc làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu.

 

Năng lượng tái tạo (còn gọi là năng lượng sạch, năng lượng tái sinh) có nguồn gốc từ thiên nhiên. Theo chuẩn mực của con người, đó là những nguồn năng lượng vô hạn có khả năng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió, dòng chảy của nước, địa nhiệt, thủy triều...

Dưới đây là 5 loại năng lượng tái tạo phổ biến đang được con người khai thác và sử dụng.

Thủy điện

Từ giữa thế kỷ thứ 19 và trong suốt thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển số lượng đập thủy điện và hồ chứa nước nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Thủy điện đóng góp khoảng 15% sản lượng điện của thế giới và nhiều hơn sự đóng góp của tất cả các dạng năng lượng tái tạo khác kết hợp lại.

Trung Quốc và Canada là hai nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới. Na Uy sản xuất 99% lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi thủy điện ở Iceland đáp ứng tới 83% nhu cầu về điện của người dân.

1d13c94055e093becaf1

                          Hồ thủy điện Thác Bà. Ảnh: Công ty CP thủy điện Thác Bà

Ở Việt Nam, những công trình thủy điện đầu tiên có từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc. Với sự giúp sức của Liên Xô, thủy điện Thác Bà là công trình thủy điện quy mô lớn đầu tiên của nước ta đi vào hoạt động vào năm 1964. Đến nay, cả nước có 818 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 23.182MW (tính đến 2018). Trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 dự án với tổng công suất lắp đặt 18.564MW

  1. Điện mặt trời

Những tấm pin năng lượng mặt trời đầu tiên được tạo ra từ thế kỉ 19 nhưng chương trình không gian của NASA vào cuối những năm 1950 - 1960 lại đóng góp vai trò tích cực cho sự phát triển của Quang điện. Năm 1982, nhà máy điện mặt trời đầu tiên công suất 1MW được hoàn thành ở Mỹ. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang là quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong top 10 nơi có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với 16.504MW, chiếm 2,3% toàn cầu. Công suất trên đầu người của Việt Nam là 60W/người.

43c8239ebf3e7960202f

                                                 Một nhà máy điện mặt trời của TNPower.

Theo EVN, đến hết năm 2020, đã có 60 nhà máy điện mặt trời đã đóng điện đi vào vận hành và hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện.

  1. Điện gió

Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển trái đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng gió được con người khai thác từ các tuốc bin gió.

cb3e8a6d16cdd09389dc

                                           Điện gió ngoài khơi. Ảnh: TRITONKNOLL.CO.UK

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tập trung khai thác năng lượng gió để phát điện. Trong đó, 10 quốc gia khai thác năng lượng gió hiệu quả là Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đan Mạch, Italia.

Tại Việt Nam, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5755,5 MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD). Trong số 106 nhà máy điện gió này, đến thời điểm hết ngày 31/10/2021 đã có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3298,95 MW đã được công nhận vận hành thương mại COD.

  1. Điện sinh khối

Điện sinh khối (biomass power) là việc sử dụng sinh khối (biomass) để sản xuất điện năng. Đây là dạng năng lượng tái tạo và có trữ lượng không nhỏ nên được nhiều nước quan tâm đầu tư.

Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm...

Trên quy mô toàn cầu, sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm khoảng 14 - 15% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới.

Mỹ là nước sản xuất điện sinh khối lớn nhất thế giới còn tại Việt Nam, hiện có 10 nhà máy điện sinh khối.

  1. Điện rác

Sản xuất điện từ chất thải được coi là một chiến lược đa dạng hóa năng lượng tiềm năng. Thị trường xử lý nhiệt và thu hồi năng lượng đối với chất thải rắn đang tăng trưởng liên tục. Lượng rác thải ra ngày càng tăng, không gian bãi chôn lấp thu hẹp theo các khối tích tụ và các tiêu chuẩn sinh thái cao hơn kích thích xu hướng phát triển này trên toàn thế giới.

d212d94045e083bedaf1

                      Nhà máy điện rác lớn nhất thế giới ở Thâm Quyến, Trung Quốc (Ảnh: Schmidt Hammer                        Lassen & Gottlieb Paludan).

Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90 - 95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi...

Tại Việt Nam, đã có nhà máy điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động và đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website: https://roxenergy.vn/